【mbs bảng giá】Ban hành thông tư chuyển đổi từ trường ĐH dân lập sang tư thục
(TNO) Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về việc chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục,ànhthôngtưchuyểnđổitừtrườngĐHdânlậpsangtưthụmbs bảng giá thay thế cho Thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT năm 2010, vốn bị đánh giá có nhiều bất cập khi các trường chuyển đổi.
Trường ĐH Văn Hiến từng bị ảnh hưởng bởi bất cập của Thông tư 20 hiện đã phát triển ổn định - Ảnh: Đăng Nguyên
Xác định lại tài sảnTheo tiến sĩ Nguyễn Văn Áng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, Thông tư lần này chủ yếu hướng dẫn chuyển đổi loại hình ở 2 mảng: tổ chức nhân sự và tài chính. Về tài chính, Thông tư hướng dẫn rõ khi chuyển đổi tài chính phải làm gì? Thống nhất giá trị tài sản ra sao? Vốn điều lệ, chia cổ phần thế nào...Thông tư lần này cũng có những điểm mới để hỗ trợ các trường chuyển đổi loại hình. Đầu tiên, quy định bắt buộc khi chuyển đổi, trường ĐH phải có vốn điều lệ 50 tỉ đồng đã bị hủy bỏ. Quy định này đã từng ảnh hưởng đến Trường ĐH Văn Hiến. Lúc này, ngoài việc cơ sở vật chất hoàn toàn phải thuê mướn, tài sản của trường không thể đảm bảo theo quy định của Bộ GD-ĐT phải có 50 tỉ đồng khi chuyển đổi. Vì vậy, lãnh đạo trường gấp rút tìm nhà đầu tư cho trường để đảm bảo quy định này. Trường đã ký bản cam kết đầu tư với một công ty. Tuy vậy, việc hợp tác này phát sinh mâu thuẫn. Phía công ty cho biết trường phải chuyển sang tư thục mới đầu tư tiền, phía trường đề nghị đầu tư trước để chuyển đổi sang tư thục. Cuối cùng, việc hợp tác tan vỡ và may mắn là sau đó, một tập đoàn khác đã đầu tư vào trường để ổn định tình hình như hiện nay. Tại trường ĐH Hùng Vương TP.HCM từng xảy ra mâu thuẫn trong việc định giá trường, thời gian xác định tài sản trong trường. Thông tư lần này quy định thời điểm kiểm toán là thời điểm lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất do HĐQT trường dân lập quyết định, nhưng không quá 12 tháng tính đến thời điểm trình hồ sơ chuyển đổi lên Bộ GD-ĐT. Báo cáo kiểm toán phải xác định được tổng số vốn thực có, nghĩa vụ đối với các khoản công nợ và nguyên nhân chênh lệch giữa thực tế với sổ sách tại thời điểm kiểm toán (nếu có). Một điểm khác mà các trường chuyển đổi còn vướng mắc là tài sản chung không phân chia. Cụ thể, thông tư 20 quy định: “Phần tiền vốn được biếu, tặng hoặc cấp phát và phần tiền vốn được hình thành từ nguồn thu hợp pháp trong quá trình hoạt động của trường ĐH dân lập là tài sản thuộc sở hữu chung không chia và được giao cho HĐQT trường ĐH tư thục quản lý theo nguyên tắc bảo tồn, phát triển và được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật“. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Áng, kinh doanh là phải hoàn vốn. Nhưng các trường có thể sử dụng tài sản này để đào tạo giảng viên, cấp học bổng thì số tiền này không thể bảo toàn nữa.Vì vậy, Thông tư lần này quy định “Tài sản do biếu, tặng hoặc cấp phát và được hình thành từ kết quả hoạt động của trường dân lập là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia và được chuyển thành tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường tư thục“. Điều này khiến các trường linh động hơn trong việc sử dụng tài sản này. Hợp thức quyền lợi người sáng lậpVề mặt tổ chức nhận sự, Thông tư hướng dẫn cụ thể trình tự, các bước thực hiện chuyển đổi rất rõ ràng. Có tất cả 4 điều quy định về vấn đề này, trong đó có quy định rõ sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận trường tư thục, trường phải trải qua 9 bước trước khi bàn giao hồ sơ của trường dân lập sang trường tư thục. Thông tư cũng có hướng dẫn cụ thể số lượng, thành phần HĐQT của trường ĐH tư thục sau khi chuyển đổi. Thành phần này được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Giáo dục ĐH và Điều 21, Điều 22 của Điều lệ trường ĐH mới ban hành. Trong thời gian qua, các trường cũng phát sinh tranh cãi về quyền lợi của những người có công sáng lập trường. Thông tư lần này quy định trong quá trình chuyển đổi, HĐQT trường dân lập cùng với Đảng ủy, Công đoàn giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp đối với các cá nhân có công trong quá trình thành lập và phát triển trường dân lập. Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Văn Áng, Thông tư 20 không nói HĐQT trường ĐH dân lập có cơ chế hoạt động như thế nào. Điểm này khiến nhiều người thắc mắc là Luật không thừa nhận trường dân lập nhưng chưa chuyển đổi sang tư thục thì hoạt động thế nào. Thông tư lần này có quy định cả cơ chế hoạt động của trường dân lập để các trường dễ dàng hoạt động khi chuẩn bị chuyển đổi.